Các công trình bên trong Hoàng thành Hoàng thành Huế

Ngọ Môn

Ngọ môn.cửa Ngọ môn.Phía sau Ngọ môn, nhìn từ sân Đại Triều Nghi.Lầu Ngũ Phụng và cửa Ngọ môn nhìn từ phía sau.

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1834). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.

Cầu Trung Đạo và Hồ Thái dịch

Cầu Trung Đạo và Hồ Thái Dịch, nhìn từ phía sau lầu Ngũ Phụng. Ngôi điện phía xa là điện Thái Hòa.Nghi môn, Trung Đạo kiều và Thái Dịch hồ.

Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi

Khu vực từ Ngọ Môn trở vào được gọi là Đại Nội. Kết thúc Cầu Trung Đạo là khu vực sân Đại Triều Nghi. Phía trên là Điện Thái Hòa (hoàng thành Huế).điện Thái Hòa.Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi.

Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với Sân Đại Triều Nghi (sân chầu) là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước.

Bên trong Điện Thái Hòa. Ngai vàng của nhà vua đặt bên dưới bửu tán.Ngai vàng bên trong điện Thái Hòa.Phía sau điện Thái Hòa.

Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.

Đại Cung môn

Bài chi tiết: Đại Cung môn
Cảnh rước vua Bảo Đại từ Đại Cung môn sang điện Thái Hòa, năm 1926.Bên trong Đại Cung môn. Công trình kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói lưu li. Bộ vì kèo theo phong cách đời Minh Mạng. Lối đi lát đá dẫn đến cổng. Ở bìa trái ảnh các quan đang bước xuống bậc thang đá rời Điện Thái Hòa

Đại Cung môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành, có 5 gian (không chái) được làm năm 1833 thời Minh Mạng, gồm 3 cửa. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua. Mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Công trình này cùng với điện Cần Chánh (và một loạt cung điện khác) trong Tử Cấm Thành đều bị đốt cháy năm 1947, hiện nay đang được Trung tâm Bảo Tồn Di Tích Huế cùng chuyên viên của Đại học Waseda nghiên cứu chuẩn bị cho phục dựng.

Sau Đại Cung Môn là sân bái mạng có đặt hai vạc đồng. Hai dãy hành lang hai bên dẫn đến Tả Vu và Hữu Vu. Đối diện Đại Cung Môn, qua sân bái mạng, là Điện Cần Chánh.

Tả Vu và Hữu Vu

‎Tả VuHữu vu năm 1921. Bên phải là điện Cần Chánh.Hữu vu

Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.

Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh, bị thiêu rụi năm 1947.Nền điện Cần Chánh (hoàng thành Huế). Phía sau bức bình phong là khu vực điện Càn Thành

Điện Cần Chánh (chữ Hán: 勤政殿) nằm thẳng hàng với điện Thái Hòa theo trục Bắc - Nam, nằm phía sau Đại Cung môn.Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Về tổng thể, Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính (đường "Dũng đạo") của Đại Nội - nằm giữa điện Thái Hòa (nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của vua). Trước Điện Cần Chánh có "Sân bái mạng", là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãi khách) họp thành bố cục kiến trúc hình chữ môn.

Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh với diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có 4 hồi lang mỗi bên 5 gian nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua Tả Vu, Hữu Vu. Bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim [2]. Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên (như xuyên, trến, kèo, đòn tay, hệ thống con-xon, các liên ba...) đều được chạm trổ trang trí rất tinh xảo, công phu.

Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính. Điện Cần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại.

Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố Đô Huế cùng với Đại học Waseda Nhật Bản đang triển khai thực hiện dự án phục nguyên điện Cần Chánh bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 triệu USD.

Điện Càn Thành

Nềnđiện Càn Thành. Điện Càn Thành đã bị phá hủy trong các năm 19471968.

Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa. Điện Càn Thành nằm trong Tử Cấm thành (Huế), đây là tư cung của vua triều Nguyễn. Công trình này đã trở thành phế tích sau khi bị đốt năm vào tháng 2, 1947.Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm Thành, nằm sau điện Cần Chánh-nơi vua thiết triều, phía trước cung Khôn Thái - nơi từng là cung điện của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Phía trước điện, bên phải có điện Trinh Minh và bên trái có điện Quang Minh.

Điện Càn Thành đặt trên nền cao 2 thước 3 tấc (gần 1m),được làm theo lối trùng thiềm điệp ốc gồm 3 tòa nhà ghép nối với nhau, chính điện 7 gian 2 chái kép, tiền điện và hậu điện đều 9 gian 2 chái đơn, nối với nhau bằng hai trần vỏ cua đỡ hai máng nước bằng đồng dài 50 m, mái lợp ngói lưu ly vàng và lắp cửa kính. Hành lang vòng hai bên điện nối với điện Cần Chánh ở phía Nam và điện Cao Minh Trung Chính ở phía Bắc, hành lang bên hữu nối ra cung Diên Thọ.

Cửa giữa dành riêng cho vua. Các ô hộc trang trí các đề tài cổ điển xen lẫn với thơ văn, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ba chữ Hán Càn Thành Cung cho biết cửa này dẫn vào điện Càn Thành

Bên phải, ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái là viện Thuận Huy. Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, viện Đoan Thuận, viện Đoan Hoà, viện Đoan Trangviện Đoan Tường. Các viện trên đây là chỗ ở của các phi tần chia nhau ra trú ngụ, được gọi chung là Lục viện.

Bên phải điện Càn Thành là một vườn ngự uyển, trong đó có điện Minh Thận, hồ Quang Văn, gác Tứ Phương Vô Sự, lầu Nhật Thành...đều làm năm Thiệu Trị thứ nhất và bị triệt giải vào triều vua Thành Thái. Trước điện có một sân rộng, giữa có đường dũng đạo lát đá, trước sân có một ao sen và một tấm bình phong.

Cung Khôn Thái

Tập tin:Khonthaicung.jpgKhu vực cung Khôn Thái. Bên trái là Dưỡng Tâm điện và bên phải là viện Thuận Huy.

Cung Khôn Thái nằm ở phía sau điện Càn Thành, phía trước điện Kiến Trung... là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quý Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung. Nguyên dưới triều Gia Long tên là cung Khôn Đức, đến triều Minh Mạng thứ 14 (1833), vua đổi tên là Khôn Thái.

Cung Khôn Thái đã bị thiêu rụi năm 1947.

Điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung năm 1930. Năm 1947 điện Kiến Trung cùng nhiều công trình khác trong Tử Cấm Thành bị thiêu rụi.

Điện Kiến Trung (chữ Hán: 建忠) hay Lầu Kiến Trung, là một cung điện của nhà Nguyễn trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.

Điện Kiến Trung nằm ngay phía sau cung Khôn Thái, về phía Bắc của Tử Cấm Thành trong Đại Nội.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu, nơi vua đọc sách, làm thơ. Thái Bình lâu năm 2008.

Thái Bình lâu (chữ Hán: 太平樓) là một tòa nhà hai tầng bằng gỗ nằm giữa một khuôn viên hình chữ nhật rộng 32m, dài 58m. Công trình được vua Khải Định ra lệnh xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, để nhà vua làm chỗ nghỉ ngơi, đọc sách...Thái Bình lâu được trùng tu vào những năm 1990-1991[3].

Công trình là một tòa nhà kép, gồm tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền nhau bằng hai máng thoát nước. Mặt nền cao hơn đất 1m, mặt trước là bốn cột xây bằng gạch trát vữa. Phía trước có 3 chữ Thái Bình lâu và hai bên là hai bài văn do vua Khải Định ngự chế.

Sau tiền sảnh là chính doanh. Đây là một ngôi nhà 2 tầng cao 9.55m, mái được lợp bằng ngói âm dương tráng men vàng với nhiều trang trí rất đẹp và lộng lẫy như hình những con dơi tượng trưng cho Ngũ Phúc và hai bờ nóc đắp nổi hai hình hồi long đầy uy lực.

Hậu doanh có 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, hai đầu hồi có đắp nổi đề tài Hải ốc thiêm trù với hình ảnh ba ông già chúc thọ cho nhau.

Nhìn chung, nổi bật nhất ở đây là nghệ thuật hoa viên và khảm sánh sứ [4].

Nhật Thành Lâu

Nhật Thành lâu sau khi phục dựng.

Duyệt Thị đường

Nhà hát Duyệt Thị đường. Đây là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

Duyệt Thị đường là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức.[5] Tuồng biểu diễn trong Duyệt Thị đường là các vở tuồng cung đình. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.

Đây còn là nơi tổ chức các buổi lễ hội đặc biệt như dịp tứ tuần các vua Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định…. Đối tượng được tham dự là các quan văn võ, các hoàng tử, hoàng đệ…. Vào năm 1833 (Minh Mạng thứ 14) triều đình nhà Nguyễn đã cho tổ chức đúc tiền “Minh Mạng phi long” ngay tại địa điểm này.

Những năm 1820 – 1840, vua Minh Mạng cho xây dựng Nhà hát lớn Duyệt Thị Đường vào năm Minh Mạng thứ 7 (1824-1826) nằm ở góc đông nam bên trong Tử Cấm thành[5][6][7] trên nền cũ của nhà hát Thanh Phong Đường (1805).[7]

Công trình được tu bổ lần đầu vào năm 1829 (Minh Mạng thứ 10).[7]

Duyệt Thị đường có tổng diện tích 11.740 m². Diện tích xây dựng nhà hát 1.182 m². Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm. Bên hữu nhà hát là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà vua và hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng bức tường.[5]

Nhà hát hình chữ nhật rộng rãi với bộ mái có những bờ quyết cong giống như những đình chùa ở Huế, được chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son có chiều cao 12 m, vẽ rồng ẩn mây cuốn chung quanh chia làm 2 tầng. Ở lưng chừng mỗi cột treo thêm một bức tranh sơn thuỷ vẽ cảnh Huế với khung chạm rồng nổi thiếp vàng. Trên cao hơn, mặt trời, mặt trăng, tinh tú tượng trưng cho vũ trụ được vẽ hoặc chạm nổi lên trần nhà màu xanh lơ. Tòa nhà nối liền với các cung điện của nhà vua và các bà hoàng bằng một dãy hành lang có mái khúc khuỷu, quanh co.[6]

Sân khấu chính làm nơi biểu diễn ở giữa nhà hát, vị trí tốt nhất dành cho vua ngồi là ở vị trí lầu hai, phía trước hai bên vòm có treo hai câu đối bằng chữ Hán của vua Minh Mạng:

Âm nhạc tinh trần hòa kỳ tâm dĩ dưỡng kỳ chí
Nghiên xuy tề hiến thủ kỳ thị nhi giới kỳ phi

Dịch nghĩa:

Âm nhạc cùng phô bày, hoà lòng người để nuôi dưỡng chí khí
Thiện ác đồng trình diện, khiến giữ được cái tốt (cái đúng) mà giới hạn cái xấu (cái sai).

Sân khấu có ba mặt. Phần bức tường ở cuối sân khấu trổ hai cửa. Các diễn viên vào ở phía phải và ra ở phía trái. Phía sau bức tường là một phòng rộng đựng tủ kệ để chứa các bản tuồng, hia, mão và đạo cụ biểu diễn. Ở vị trí cao nhất trong phòng là một khám thờ hai ông làng tổ sư của nghề hát bội. Phòng này lại trổ cửa hướng ra sân ở mé đông Tử Cấm Thành (các nghệ nhân ra vào bằng lối này). Ðối xứng với bức tường qua sân khấu là một đài cao chia ra làm hai bậc. Bậc cao nhất nằm sát tường phía tây dành cho các bà hoàng và cung tần mỹ nữ. Bậc thấp đặt ngự tọa, nơi nhà vua ngồi xem hát. Hai bậc này được ngăn bởi một lớp sáo trúc thưa làm cho người ngồi bên trong nhìn rõ được người bên ngoài, nhưng người xem ở bên ngoài không thấy mặt người đẹp trong cung cấm. Hai bên chỗ tả và bên hữu của chỗ vua ngồi là dành cho quốc khách, các quan của triều đình ngồi hai bên.

Duyệt Thị đường được tu bổ nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Năm 1962, khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa cải tạo, sửa chữa Duyệt Thị đường để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế, các công trình chung quanh bị triệt hạ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên, cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ. Trải bao năm chiến tranh, thiên tai và cả sự vô ý thức của con người, Duyệt Thị đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh lần cuối, và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 3/2003.[5] Phần ghế của quan khách và phần ghế dành cho các quan xưa kia nay được sửa chữa lại để phục vụ khách du lịch.

Sân khấu chính của Duyệt Thị đường

Từ năm 2004, Duyệt Thị đường được trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế khôi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch.Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu như Trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền (Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá, Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương,..,..Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở "Người khởi nghiệp đàng trong" được công chúng đánh giá cao.

  • Giờ biểu diễn trong nhà hát Duyệt Thị đường

Sáng:
Xuất 1: 10h00 - 10h35
Chiều:
Xuất 1: 15h00 - 15h35

  • Giá vé: Niêm yết tại quầy vé.

Cung Diên Thọ

Bài chi tiết: Cung Diên Thọ
Diên Thọ chính điệnBên trong Cung Diên Thọ.

Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng thái hậu triều Nguyễn.

Cung Trường Sanh

Bài chi tiết: Cung Trường Sanh
Cung Trường Sanh.

Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậuThái hoàng thái hậu. Trong thời kỳ rực rỡ nhất, kiến trúc cảnh quan của Cung Trường Sanh được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.

Hưng Tổ Miếu

Miếu môn, cổng vào khu vực các miếu thờHưng Miếu

Khu vực các miếu thờ trong Đại Nội nằm bên trái Ngọ Môn. Riêng Thái MiếuTriệu Miếu nằm ngoài khu vực này và nằm bên phải Ngọ Môn.

Hưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu, là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long - ông Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn, vị trí ở tây nam Hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).

Thế Tổ Miếu

Thế Tổ miếu.Thế Tổ miếuThế miếu, nhìn từ Hiển Lâm các

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu, tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Triệu Tổ Miếu

Triệu Tổ miếu, nơi thờ Nguyễn Kim, cha của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Thái Tổ Miếu

Thái Tổ Miếu.

Thái Tổ Miếu (chữ Hán: 太祖廟) còn gọi là Thái Miếu (太廟), là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.

Hiển Lâm Các

Bài chi tiết: Hiển Lâm Các
Hiển Lâm các về đêm.Hiển Lâm CácHiển Lâm các, cao đến 17 mét, là cổng chính dẫn vào Thế miếu.

Hiển Lâm Các (chữ Hán: 顯臨閣) được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.

Cửu Đỉnh

Cửu đỉnh tại Huế

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.

Điện Phụng Tiên

Điện Phụng Tiên
Bài chi tiết: Điện Phụng Tiên

Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế. Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 2 năm 1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn

Điện Đông Các

Hình ảnh được cho là minh họa Điện Đông Các trong sách "Một chiến dịch ở Bắc Kỳ".

Điện Võ Hiển

Điện Văn Minh

Điện Trinh Minh

Trường lang trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Trinh Minh.

Điện Quang Minh

Cung Khôn Thái

Viện Thuận Huy

Trường lang khu vực phía trước Viện Thuận Huy.

Viện Đoan Huy

Điện Dưỡng Tâm

Trường lang trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Dưỡng Tâm.Trường lang bên trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Dưỡng Tâm.